Những bản chất của tư duy

Trong bài 1 tôi đã nói về tầm quan trọng của tư duy và tại sao tôi gọi nó là hệ điều hành của con người. Điều này có thể tóm tắt bởi câu nói của nhà triết học và lãnh đạo tài ba Mahatma Gandhi:

“Your beliefs become your thoughts, your thoughts become your words, your words become your actions, your actions become your habits, your habits become your values, your values become your destiny.”

Tạm dịch: ‘Đức tin bạn trở thành suy nghĩ bạn, suy nghĩ bạn trở thành lời nói bạn, lời nói bạn trở thành hành động bạn, hành động bạn trở thành thói quen bạn, thói quen bạn trở thành giá trị (con người) bạn, giá trị bạn trở thành vận mệnh đời bạn.’

Nói một cách đơn giản, thay đổi tư duy sẽ dẫn đến thay đổi vận mệnh. Nhưng trước khi bàn đến chuyện làm sao thay đổi được tư duy thì chúng ta cần phải hiểu những bản chất của nó và để trả lời câu hỏi ‘Tại sao bạn suy nghĩ vậy (trước một sự kiện nào đó)?’

1. Tư duy là độc nhất cho mỗi người

Không có hai người có cùng một tư duy. Tư duy là một tổng hợp của những tin tưởng, thái độ, và giả định ẩn sâu trong tiềm thức và cảm xúc. Mỗi người có một tổng hợp đặc sắc không trùng với ai.

2. Tư duy hình thành từ kinh nghiệm sống

Khi một đứa trẻ lớn lên qua tương tác với môi trường sống chung quanh, những con người cũng như vạn vật nó sẽ hình thành những nhận định cũng như giả thuyết về những trải nghiệm sống có ấn tượng với nó. Những nhận định và giả thuyết này trở thành những tin tưởng, thái độ, v.v. đặc trưng của mỗi người. Do đó cha, mẹ, người thân, và thầy cô (mẫu giáo) là những người có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tư duy của đứa trẻ.

3. Tư duy là một mô hình (không hoàn hảo) của cuộc sống thực tế

Cuộc sống thực tế rất phức tạp. Tư duy là một mô hình (không hoàn hảo) của mỗi cá nhân về của cuộc sống thực tế nhằm giúp cá nhân đó hiểu và hành động để tồn tại trong cuộc sống phức tạp ấy. Người ở quê có tư duy đơn giản hơn người thành thị là thế.

4. Tổng hợp nhiều tư duy trong một thế giới chung hình thành một văn hóa xã hội

Nếu bạn có cơ hội sống ở nước ngoài một thời gian thì sẽ cảm nhận được suy nghĩ và nhận định (tư duy) của mình thay đổi. Đó là vì ảnh hưởng bởi những tư duy khác ở xung quanh.

5. Tư duy của một cá nhân rất bảo thủ

Để bảo vệ sự biệt lập và giá trị cá nhân, tư duy của một người có đặc tính bảo thủ. Con người thường đi tìm cũng như nhớ lại những thông tin giúp xác định những tin tưởng đã có sẵn trong đầu. Tâm lý học gọi đó là ‘confirmation bias’.

Bài viết của Ozan Varol 'Facts don't change people's minds. Here what does' giải thích về tính bảo thủ của tư duy rất hay.
https://heleo.com/facts-dont-change-peoples-minds-he…/16242/

6. Tư duy tạo ra những điểm mù

Từ những đặc tính #2, 3, và 5, tư duy tạo ra những điểm mù mà bạn không nhận thức được. Tại vì con người chỉ muốn nghe những gì cá nhân mình muốn nghe chứ không phải những gì đã nói cũng như thấy những gì con mắt mình muốn thấy (đặc tính #5).

7. Tư duy có thể thay đổi được

Khi bạn ở vị trí hoàn toàn mới lạ với tất cả các trải nghiệm cuộc sống trước đó (những điểm mù), và ở vị trí ấy bạn nhận ra những nhận thức không hoàn hảo (từ #3) của mình và từ đó có giây phút eureka. Tại thời điểm đó tư duy bạn đã thay đổi.

Vì tư duy đặc thù cho mỗi cá nhân, các nhà tâm lý học như GS Carol Dweck muốn phân loại các tư duy nhằm tìm ra phương pháp giúp con người phát triển tối đa tiềm năng có thể của mình. Bài sau tôi sẽ viết về một số cách phân loại tư duy và sự hữu ích của mỗi cách.

Chúc các bạn có một cuối tuần vui vẻ. Các bạn thoải mái chia sẻ các bài viết của tôi mà không cần phải xin phép!

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

 
CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP © 2017 - Sống là hạnh phúc
Top