Hãy là người tử tế trước, cãi lý sau
(Be kind first, be right later)
Nhà văn nổi tiếng người Nhật Bản Haruki Murakami đã từng viết: “Luôn nhớ rằng tranh luận để chiến thắng, là phá vỡ thực tại (reality) của người mà bạn đang tranh cãi. Thật là đau đớn khi mất đi thực tại của bạn, vì vậy hãy tử tế, ngay cả khi bạn đúng. ”
Khi chúng ta đang ở trong thời điểm tranh cãi kịch liệt, chúng ta có thể dễ dàng quên rằng mục tiêu là kết nối với người đối diện, cộng tác với họ, kết bạn với họ, và khuyến khích người ấy tham gia bộ lạc, nhóm, tổ chức của chúng ta. Nhưng khi bị cuốn vào ham muốn chiến thắng thì lúc đó chúng ta đã quên đi khi việc kết nối. Thật dễ dàng tiêu hao năng lượng chiến thắng người khác thay vì làm việc với họ.
Tại sao bạn lại muốn chỉ trích những ý tưởng tồi ngay lập tức và không khoan nhượng? Có lẽ, bạn muốn chỉ trích những ý tưởng tồi bởi vì bạn nghĩ thế giới sẽ tốt hơn nếu ít người tin vào nó hơn. Nói cách khác, bạn nghĩ rằng thế giới sẽ cải thiện nếu mọi người thay đổi suy nghĩ của họ về một vài chủ đề quan trọng mà họ đang hiểu sai. Do đó tranh luận thật quan trọng nhưng hầu như chúng ta không thực sự học tranh luận một cách nghiêm túc khi còn nhỏ và khi tranh luận vấn đề tránh lập luận tấn công cá nhân (Ad Hominem Argument). Nên quan sát các tranh luận gần đây mình thấy chả có lợi chỉ rước bực mình và không thực sự mang lại lợi ích cho ai trong khi lợi ích nhóm thì vẫn còn đó và không mất đi.
Bài liên quan:
>>>Thấu hiểu để được hiểu
>>>Chia sẻ như một cách làm thương hiệu cá nhân
>>>Phân loại tư duy khan hiếm với tư duy dư thừa
Ngày xưa mình thuộc loại tranh cãi quyết liệt, ít chịu thua ai vì sinh vào tháng Ba, tháng của thần chiến tranh. Bây giờ vẫn thỉnh thoảng có lúc "kiết sử" trong người nổi lên vẫn hăng say nhưng càng nhiều tuổi, trải đời thì càng khoan hòa hơn.
Lúc nào bạn lên cơn hiếu thắng thì nên nhắc mình câu của Murakami nêu trên hoặc của F. Scott Fitzgerald:
"Bất cứ khi nào bạn cảm thấy muốn chỉ trích ai chỉ cần nhớ rằng mọi người trong thế giới này không có những lợi thế mà bạn đã có. ”
(Be kind first, be right later)
Nhà văn nổi tiếng người Nhật Bản Haruki Murakami đã từng viết: “Luôn nhớ rằng tranh luận để chiến thắng, là phá vỡ thực tại (reality) của người mà bạn đang tranh cãi. Thật là đau đớn khi mất đi thực tại của bạn, vì vậy hãy tử tế, ngay cả khi bạn đúng. ”
Khi chúng ta đang ở trong thời điểm tranh cãi kịch liệt, chúng ta có thể dễ dàng quên rằng mục tiêu là kết nối với người đối diện, cộng tác với họ, kết bạn với họ, và khuyến khích người ấy tham gia bộ lạc, nhóm, tổ chức của chúng ta. Nhưng khi bị cuốn vào ham muốn chiến thắng thì lúc đó chúng ta đã quên đi khi việc kết nối. Thật dễ dàng tiêu hao năng lượng chiến thắng người khác thay vì làm việc với họ.
Tại sao bạn lại muốn chỉ trích những ý tưởng tồi ngay lập tức và không khoan nhượng? Có lẽ, bạn muốn chỉ trích những ý tưởng tồi bởi vì bạn nghĩ thế giới sẽ tốt hơn nếu ít người tin vào nó hơn. Nói cách khác, bạn nghĩ rằng thế giới sẽ cải thiện nếu mọi người thay đổi suy nghĩ của họ về một vài chủ đề quan trọng mà họ đang hiểu sai. Do đó tranh luận thật quan trọng nhưng hầu như chúng ta không thực sự học tranh luận một cách nghiêm túc khi còn nhỏ và khi tranh luận vấn đề tránh lập luận tấn công cá nhân (Ad Hominem Argument). Nên quan sát các tranh luận gần đây mình thấy chả có lợi chỉ rước bực mình và không thực sự mang lại lợi ích cho ai trong khi lợi ích nhóm thì vẫn còn đó và không mất đi.
Bài liên quan:
>>>Thấu hiểu để được hiểu
>>>Chia sẻ như một cách làm thương hiệu cá nhân
>>>Phân loại tư duy khan hiếm với tư duy dư thừa
Ngày xưa mình thuộc loại tranh cãi quyết liệt, ít chịu thua ai vì sinh vào tháng Ba, tháng của thần chiến tranh. Bây giờ vẫn thỉnh thoảng có lúc "kiết sử" trong người nổi lên vẫn hăng say nhưng càng nhiều tuổi, trải đời thì càng khoan hòa hơn.
Lúc nào bạn lên cơn hiếu thắng thì nên nhắc mình câu của Murakami nêu trên hoặc của F. Scott Fitzgerald:
"Bất cứ khi nào bạn cảm thấy muốn chỉ trích ai chỉ cần nhớ rằng mọi người trong thế giới này không có những lợi thế mà bạn đã có. ”
Theo FB Đào Trung Thành
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment