Trong những ngày này, điều cần nhất là "nhận biết những suy nghĩ và cảm xúc của mình mà không bị chúng cuốn theo" (awareness of your thoughts and feelings without being consumed by them). Đấy có thể là một cách hiện đại định nghĩa "mindfulness" (chánh niệm).

Điều này là đương nhiên, bạn nghĩ vậy? Thật ra không phải, nhiều lúc chúng ta hành xử rất tệ theo các cảm xúc của mình và những suy nghĩ tiêu cực (negative thoughts) mà không nhận ra, sau đó ân hận và giày vò tại sao lại nóng giận, hồ đồ, chủ quan như thế.

"Tâm viên ý mã", trong một ngày bộ não chúng ta thực hiện hàng chục ngàn ý nghĩ lớn nhỏ từ việc hôm nay mặc bộ quần áo nào, ăn sáng cái gì, chơi ở đâu, chén em nào, phát biểu ra sao về cái gì,...chừng nào còn sống thì chúng ta buộc phải suy nghĩ. Tất nhiên đa số suy nghĩ là vụn vặt, chúng ta chỉ có thể chú ý đến những ý tưởng lớn, đáng lưu tâm như sẽ thực hiện công việc lớn thế nào, trình diễn ra sao, ý tưởng nào cần thực hiện. Nhưng cần chú ý là không phải lúc nào chúng ta cũng ý thức được việc chúng ta đang suy nghĩ. Theo cách nói của Phật giáo thì chúng ta thất niệm thường trực.

Tất nhiên trong thời gian gần đây mindfulness trở thành một trào lưu đáng kể ở phương Tây để đối trị với những khủng hoảng tâm lý, hậu quả của những căng thẳng trong đời sống hiện đại. Người ta chú ý nhiều đến thân bệnh, những bệnh tật ở mức vật lý mà ít chú ý đến tâm bệnh, bệnh ở mức độ tâm lý.

Theo một nghiên cứu của WHO, xấp xỉ 298 triệu người mắc trầm cảm trong năm 2010 (chiếm 4,3% dân số toàn cầu). Tỷ lệ mắc trầm cảm giữa các nước, các khu vực trên thế giới có sự khác nhau, từ 3% ở Nhật Bản cho đến 17% ở Mỹ. Con số này hiện nay có lẽ còn cao hơn rất nhiều.

Theo tiến sĩ Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện sức khỏe Tâm thần quốc gia, tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Trong năm 2016, Viện Sức khoẻ Tâm thần khám và điều trị ngoại trú gần 20 ngàn lượt bệnh nhân trầm cảm (chiếm 30%).

Bạn có thể tưởng tượng cứ một "tổ tam tam" (tổ ba người) (học theo Trung Quốc, tổ tam đầu chế, một tổ gồm có 3 người: có nhiệm vụ hỗ trợ chiến đấu, giám sát cả hành động lẫn tư tưởng, nếu có 1 người bị thương nặng thì nhiệm vụ của 2 người còn lại phải cáng thương. Bất cứ ai trong tổ tam đầu chế đều có quyền báo cáo với cấp trên về sự lung lạc ý chí, tư tưởng bỏ ngũ hay muốn rã ngũ, hoặc hành động sai trái như tà dâm, trộm cắp...) thì xác suất có một đứa bị tâm thần... và như thế cuộc đời bạn bị ảnh hưởng rất nhiều vì người đó.

Theo trang tin The Next Web, tính tới tháng 7-2017, số người dùng Facebook ở Việt Nam là 64 triệu. Khả năng rất cao là có hơn 20 triệu tâm thần chưa được chẩn đoán và chữa trị. Đó cũng là lý do tại sao nhiều người rất quá khích, ít kiểm soát được hành vi, ngôn ngữ của bản thân, rối loạn các chức năng nhận thức,...

Các nhà tâm lý học hiện đại hiện đang cổ vũ cho một chương trình gọi là ACT (Acceptance and Commitment Therapy) để giúp đỡ những kẻ tâm thần chưa được chẩn đoán (có thể có tôi và bạn). Chương trình này dựa trên Mindfulness.

Một chuyên gia ACT phát biểu:

"điều chúng tôi quan tâm không phải là liệu một ý nghĩ là đúng hay sai mà liệu nó có hữu ích hay không. Khi ý nghĩ đó lọt vào đầu bạn, liệu nó có giúp bạn được gì. Liệu nó là động cơ thúc đẩy bạn luyện tập, ăn uống lành mạnh hoặc dành nhiều thời gian thực hiện những điều khiến cuộc sống trở nên phong phú và bổ ích?"

Việc thực hành ngày càng nhiều chánh niêm sẽ giúp ích cho sức khỏe tinh thần của bạn và khiến bạn quyết định sáng suốt và mang lại nhiều hạnh phúc cho bạn và những người xung quanh. Thực hành mindfulness thế nào là chủ đề của một tút khác.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

 
CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP © 2017 - Sống là hạnh phúc
Top