Làm sao ngăn cản các mô đun chiếm quyền (hijack) não bộ?

Phật giáo đã ghi nhận vấn đế chiếm quyền của các tác nhân não bộ, các nhân cách khác nhau của mô mình “Modular Mind” từ 2500 năm nay và đi đến giải pháp là Thiền Chánh Niệm (Mindfulness Mediation). Buddhism là một tôn giáo? một từ có hậu tố ism luôn gây ra nghi ngại. Bản thân Phật hay bậc Giác ngộ như tên của người cũng từng nói: “Trong 49 năm, ta không nói một lời nào!” – Kinh Hoa nghiêm. Về sau các đồ đệ của Phât kết tập những lời giảng; các sư tổ phát triển, luận thêm thành một hệ thống giáo lý đồ sộ. Và lúc này Phật giáo trở thành một chủ thuyết và thêm vào các nghi lễ có tính cách tôn giáo. Tuy nhiên, những người bình thường hiện đại, chọn cách không tôn giáo (atheist) có thể thực hành theo lời mà đức Dalai Latma, người lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng:

“Không phải cố dùng những gì bạn học được từ Phật giáo để trở thành một Phật tử thuần thành; hãy dùng nó để trở nên tốt đẹp hơn con người-trước đây-của bạn”.
(Don’t try to use what you learn from Buddhism to be a better Buddhist; use it to be a better whatever-you-already-are.”)

Thiền không phải là một độc quyền của Phật giáo. Các truyền thống tâm linh lớn đều có cách thức tiến hành chiêm niệm, suy tưởng.  Hầu hết khởi nguyên của các tôn giáo đều mang tính chiêm nghiệm và thiền định có lẽ ảnh hưởng của trường phái Yoga lúc bấy giờ.

Yoga là gốc tập luyện thân và tâm để đi đến thể lực và trí lực. Từ đó, một số trường phái gọi là thiền, xuất phát từ Yoga, lập thành nhiều pháp hành điều thân, luyện tâm, cũng có những trường phái dùng tâm để quán thân. Các đạo sư như Lão Đam, tu tiên luyện đạo đều là hình thái Yoga nguyên thủy được đổi danh xưng. Cho dù "thủy hỏa ký tế" "tiều châu thiên" "luyện đan", "trường sinh học nhân điện" "năng lượng sinh học"...thì đều là Yoga của thể trí. Nhật Bản gọi là zen, Trung quốc Việt Nam gọi là thiền, chỉ là danh xưng. Riêng chiêm niệm của Thiên chúa giáo chưa đủ tầm của hình thái Yoga, không được liệt kê vào dòng thiền hay gọi là Yoga.

Tuy nhiên, thiền của Phật giáo có sự độc đáo riêng. Thiền trong Phật giáo có tính cách như một thực hành tâm linh, pháp hành chuyển hóa tâm thức từ ô trước đến thanh khiết. Phật và các đệ tử, thánh chúng lấy thiền làm căn bản giải thoát sanh tử luân hồi.

Giáo sư y khoa Jon Kabat-Zinn, Đại học Massachusetts Hoa Kỳ, là một người nghiên cứu thiền và ứng dụng thành công. Ông được xem là người có sức ảnh hưởng lớn nhất và phát triển thiền ở Mỹ. GS Jon Kabat-Zinn cũng phát triển một phương pháp chữa trị stress nổi tiếng gọi là “Mindfulness Based Tress Reduction” (MBTR) từ 40 năm nay (1979).

Tại sao lại thiền?

Trong những năm gần đây, chuyện stress được nói đến nhiều, nhất là tại các thành phố lớn, nơi mà nhịp sống công nghiệp khẩn trương và yêu cầu nghiệt ngã của thị trường có thể gây chấn động cuộc sống bình yên của cá nhân và gia đình, với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Bạn bức xúc chuyện công tác ở cơ quan? Stress! Vợ chồng lương tiền thiếu trước hụt sau? Stress! Anh hàng xóm giận vợ, mắng con? Stress! Chị thấy chồng có biểu hiện “chán cơm thèm phở! Stress!…

Đối chiếu công việc chữa trị stress hồi ông mới mở bệnh viện về stress năm 1979 với thưc tế ngày nay, GS Jon Kabat-Zinn nhận xét: “Khi tôi tìm lại tôi lúc đó, tôi tự bảo: ‘Stress là cái thớ gì trong những năm đó?’ So sánh với những gì chúng ta sống hiện nay, ta lao mình vào thế giới số, và nó cứ thúc đẩy ta thường xuyên, bắt chúng ta làm nhiều việc, thì stress thời đó chẳng là cái gì cả! Ngày nay, đối diện với tiến bộ kỹ thuật số, chúng ta không còn thấy những bảng biểu, trả lời email, chúng ta sợ không làm hết mọi chuyện, chúng ta không thể tập trung quá 5 phút…ghiền kỹ thuật số như ma túy, chúng ta loay hoay, làm đi, làm lại. Chúng ta không còn là người, mà là một thứ máy người”.

Tại Trung tâm Giảm Áp lực và Trung tâm Tĩnh lặng thuộc Trung tâm Y học của Đại học Massachusetts, ông đã dạy những khóa 8 tuần theo phương pháp MBTR này. Nếu thiền định chừng một tiếng đồng hồ trong 8 tuần, những người thiền định sẽ có một hệ thống miễn dịch mạnh và có một bộ não phát sinh nhiều ý niệm tốt. Sau 40 năm đã có gần 2 triệu người Mỹ thực hành các khóa học MBTR và có những chuyển hóa tốt đẹp.

Một vấn nạn của thời nay là bệnh thiếu tập trung. GS Jon Kabat-Zinn nói: “Trời ơi, cả một xã hội đau khổ vì bệnh thiếu chú ý trong thời buổi này!”. GS Cal Newport trong cuốn sách thuộc hàng best-seller là Deep Work cho rằng sự tập trung chú ý là nền tảng của lợi thế cạch tranh trong thế kỷ đầy xao lãng này:

"Để có giá trị trong nền kinh tế của chúng ta, thì bạn phải nắm vững nghệ thuật nhanh chóng học những điều phức tạp. Nhiệm vụ này đòi hỏi những công việc chuyên sâu. Nếu bạn không trau dồi khả năng này, bạn có thể sẽ bị tụt lại phía sau khi tiến bộ công nghệ. "- Cal Newport, “Công việc chuyên sâu: Các quy tắc cho thành công tập trung trong một thế giới bị phân tâm”.
(“To remain valuable in our economy, therefore, you must master the art of quickly learning complicated things. This task requires deep work. If you don’t cultivate this ability, you’re likely to fall behind as technology advances.” ― Cal Newport, Deep Work: Rules for Focused Success in a Distracted World.

Tập trung, tập trung và tập trung (Focus, focus and focus) là một khẩu quyết chúng ta, những công nhân tri thức thế kỷ 21 phải nằm lòng. Sự sao lãng làm chúng ta kém hiệu quả và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả của doanh nghiệp.

Thật hài hước khi mà các hãng công nghệ gây sao lãng như Google, Apple, Facebook khuyến khích người dùng tiêu thụ những sản phẩm số, những quảng cáo thì lại hỗ trợ nhân viên mình đi tìm những phương pháp giúp họ tập trung hơn.

Mỗi năm, có đến hàng nghìn kĩ sư Google tham gia các khóa đào tạo về thiền để tăng cường khả năng “cân bằng nhận thức” về những gì đang diễn ra xung quanh. Khóa học nổi tiếng nhất do Chade-Meng Tan khởi sướng mang tên “Search inside yourself” (Tìm kiếm bên trong bạn) luôn là khóa học được trông đợi nhất và thu hút nhiều người tham gia nhất với danh sách học viên chờ tham dự dài đến sáu tháng. Google cũng thường xuyên mời các nhà khoa học về thần kinh và các lãnh đạo tôn giáo như Dalai Latma, Thích Nhất Hạnh, Mingyur Rinpoche, Jon Kabat-Zinn, Ron Siegel, Dan Harris, … đến nói chuyện về thiền trong Google Talk.

Các nghiên cứu cho thấy thiền tập luyện (train) não của bạn ít phản ứng lại với sự thay đổi về cảm xúc và có thể ngăn chặn các mô đun sai lạc trong mô hình não bộ (modular mind) chiếm quyền (hijack) não của bạn.

Trong cuốn sách Altered Traits: Science Reveals How Meditation Changes Your Mind, Brain, and Body xuất bản mới đây (tháng 09/2017) về khoa học thần kinh của hai nhân vật nổi tiếng về lĩnh vực này Daniel Goleman (tác giả của Emotion Intelligence) và Richard J. Davidson viết:

“Bộ não của thiền giả được quét (scan) trong khi cho họ nhìn những hình ảnh phiền não của những người đau khổ, như những nạn nhân bị bỏng. Bộ não của các thiền giả dày dạn này cho thấy mức phản ứng thấp trong hạch hạnh nhân (amygdala); họ đã được miễn dịch trong việc để cảm xúc chiếm quyền điều khiển. Lý do là não của họ có kết nối hoạt động mạnh mẽ hơn giữa vỏ não trước trán (prefrontal cortex), bộ phận điều khiển phản ứng và hạch hạnh nhân, nơi gây ra phản ứng như vậy. Như các nhà nghiên cứu thần kinh học biết càng có nhiều liên kết đặc biệt mạnh mẽ hơn trong não, người ta càng ít bị chiếm quyền bởi những thăng trầm cảm xúc và những thứ tương tự.”

Để giúp bạn có thêm quyết tâm hơn trong thiền tập, Robert Wright cũng viết:

“Dù sao đi nữa, một đặc điểm của thiền là giúp bạn trải nghiệm cảm xúc của mình một cách cẩn thận, rõ ràng, và không phê phán thay vì bị cuốn theo nó, thiền cho phép bạn chọn những cảm xúc phù hợp như niềm vui, niềm hạnh phúc và yêu thương.” (Why Buddhism is true)

Khi bạn có khả năng đối phó tốt hơn với cảm xúc và không phản ứng theo bản năng, bạn có thể bình tĩnh và chống lại việc chiếm đoạt quyền kiểm soát (hijack) của các mô đun não bộ (các nhân cách của bạn). Các phi hành gia, samurai, các nhà lãnh đạo tinh thần và các doanh nhân, sĩ quan thuộc biệt đội SEALs đều đồng ý rằng chìa khóa để đưa ra quyết định tốt đặc biệt dưới áp lực  là luôn luôn bình tĩnh (keep cool) trong mọi hoàn cảnh nhờ vào khả năng chánh niệm (mindfulness).

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

 
CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP © 2017 - Sống là hạnh phúc
Top