Hôm 23/06/2017 tôi tham dự buổi giới thiệu sách “Dạy con trong hoang mang”, một phần vì tò mò và phần kia là ủng hộ Ngô Phương Thảo. Thế nhưng, đến rồi bị cuốn hút bởi cách trình bày của TS Lê Nguyên Phương, một học giả Việt Nam đang sinh sống và làm việc trong ngành Tâm lý Học đường tại Mỹ.
Nghe TS Phương nói chuyện và đọc sách “Dạy con trong hoang mang” thì thấy mình thật sự có nhiều thiếu sót. Mình đã là cha gần 17 năm nay nhưng hầu như không hề được trang bị kỹ năng dạy con.
Thì cũng đúng: “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu đầu lòng rồi mới sinh ông”. Việc dạy dỗ con cái chúng ta cứ tưởng thuận theo tự nhiên, truyền từ đời ông cha đến đời mình và chỉ được học qua trải nghiệm trong gia đình. Nhưng đó chính là quan điểm sai lầm. Dạy con là công việc quan trọng vì đó là đào tạo cho một thế hệ tiếp theo của đất nước. Làm cha mẹ cần phải học.
Tuy nhiên, vào nhà sách thì thấy hoa cả mắt, một rừng Dạy con theo kiểu Mỹ, Dạy con theo kiểu Nhật, Dạy con theo kiểu Pháp, Dạy con theo kiểu Do Thái, hay Dạy con theo kiểu Đức...” Lật qua các cuốn sách này thì thấy lối trình bày theo lối kể chuyện, cũng hay là nó giúp phụ huynh có thể tiếp cận dễ dàng, dễ nhớ, dễ hiểu. Điều đáng lo ngại các “kiểu dạy con” này lại mang định hướng giáo dục dựa trên văn hóa và tập tục một quốc gia được xem là thành công trên thế giới hơn là dựa trên những lý thuyết nền tảng trong ngành tâm lý giáo dục và quan trọng nhất là kết quả nghiên cứu khoa học cập nhật.
Tôi tâm đắc triết lý dạy con của TS Phương:
“Hãy hóa giải những khổ đau trong tâm hồn mình, tăng trưởng trí tuệ trong trí não mình, và chú tâm hơn trong sinh hoạt hàng ngày của mình. Và đừng biến con thành phương tiện”.
Nghĩa là chỉ cần hóa giải những đau khổ của chính mình, yêu thương con đúng cách, làm gương cho chúng và tuyệt đối không biến con mình thành phương tiện cho những ước mơ không đạt được của bản thân.
Hãy ngưng suy nghĩ: “Thời xưa ba thèm là bác sĩ nên nay con phải đi học bác sĩ”, “Mẹ sợ nghèo đói nên con đừng bao giờ trở thành nghệ sĩ”, hay “Ba là nông dân cho nên con phải là luật sư để gia đình nở mày nở mặt”.
Các nghiên cứu bây giờ đã chứng tỏ trẻ em có khả năng phát triển trí tuệ và học tập tốt hơn hay nhanh hơn chúng ta đã từng nghĩ. Đó cũng không phải là lý do con em chúng ta là phương tiện để chúng phải hy sinh làm vật thí nghiệm và lối giải tỏa cho tham vọng, sợ hãi, mặc cảm của chúng ta. Chúng ta có thể mong con không phải khổ cực trong mưu sinh như chúng ta, nhưng không nên biến chúng thành những đền bù cho những gì chúng ta chưa làm được
Thầy Phương cũng tâm sự trong phần giới thiệu sách:
“Quả là bất hạnh cho những đứa trẻ bị kéo căng hay gọt cụt trên chiếc giường Procrustes, trò chơi tàn bạo của tên cướp trong thần thoại Hy Lạp, để thực hiện những giấc mộng không thành của cha mẹ. Con cái của chúng ta không phải là cái nhà bên bờ hồ, chiếc xe bóng loáng mới nhập về, chiếc nhẫn kim cương, hay chuyến đi qua 6 nước châu Âu mà chúng ta thường khoe khoang trong các buổi giỗ tiệc, họp mặt gia đình hay bè bạn. Con cái không phải là Thượng Đế để chúng ta tôn thờ phục vụ, nhưng cũng không là tạo vật để chúng ta mặc tình chơi trò bóp nặn. Có một cái mà chúng ta có thể đã và đang thiếu, thì hãy giúp chúng có. Đó không phải là quyền lực, tiền bạc và danh vọng. Đó cũng không phải là bằng cấp, địa vị, hay tài sản. Đó là sự bình an trong tâm hồn, một tinh thần sáng suốt, trầm tĩnh và trong lành.”
Cuốn sách “Dạy con trong hoang mang “có 30 bài. Mỗi bài là những chủ đề thú vị vì mỗi bài là một góc nhìn của tác giả về vấn đề từ nhiều khía cạnh, tâm lý lẫn triết học, thường nghiệm lẫn nghiên cứu, văn chương lẫn khoa học với nỗ lực có một cái nhìn đa chiều chính là mục đích của tác giả.
“Chuyển hóa chính mình để giáo dục trẻ thơ” là triết lý chủ đạo của phương pháp mà TS Phương gợi ý. Phải chuyển hóa từ quan niệm của chính mình về bản thân, về cách đối xử của mình trong gia đình và con cái. “Dạy con trong hoang mang” thật sự là một cuốn sách cần đọc đối với các ông bố bà mẹ trẻ, hiện đại.
Nghe TS Phương nói chuyện và đọc sách “Dạy con trong hoang mang” thì thấy mình thật sự có nhiều thiếu sót. Mình đã là cha gần 17 năm nay nhưng hầu như không hề được trang bị kỹ năng dạy con.
Thì cũng đúng: “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu đầu lòng rồi mới sinh ông”. Việc dạy dỗ con cái chúng ta cứ tưởng thuận theo tự nhiên, truyền từ đời ông cha đến đời mình và chỉ được học qua trải nghiệm trong gia đình. Nhưng đó chính là quan điểm sai lầm. Dạy con là công việc quan trọng vì đó là đào tạo cho một thế hệ tiếp theo của đất nước. Làm cha mẹ cần phải học.
Tuy nhiên, vào nhà sách thì thấy hoa cả mắt, một rừng Dạy con theo kiểu Mỹ, Dạy con theo kiểu Nhật, Dạy con theo kiểu Pháp, Dạy con theo kiểu Do Thái, hay Dạy con theo kiểu Đức...” Lật qua các cuốn sách này thì thấy lối trình bày theo lối kể chuyện, cũng hay là nó giúp phụ huynh có thể tiếp cận dễ dàng, dễ nhớ, dễ hiểu. Điều đáng lo ngại các “kiểu dạy con” này lại mang định hướng giáo dục dựa trên văn hóa và tập tục một quốc gia được xem là thành công trên thế giới hơn là dựa trên những lý thuyết nền tảng trong ngành tâm lý giáo dục và quan trọng nhất là kết quả nghiên cứu khoa học cập nhật.
Tôi tâm đắc triết lý dạy con của TS Phương:
“Hãy hóa giải những khổ đau trong tâm hồn mình, tăng trưởng trí tuệ trong trí não mình, và chú tâm hơn trong sinh hoạt hàng ngày của mình. Và đừng biến con thành phương tiện”.
Nghĩa là chỉ cần hóa giải những đau khổ của chính mình, yêu thương con đúng cách, làm gương cho chúng và tuyệt đối không biến con mình thành phương tiện cho những ước mơ không đạt được của bản thân.
Hãy ngưng suy nghĩ: “Thời xưa ba thèm là bác sĩ nên nay con phải đi học bác sĩ”, “Mẹ sợ nghèo đói nên con đừng bao giờ trở thành nghệ sĩ”, hay “Ba là nông dân cho nên con phải là luật sư để gia đình nở mày nở mặt”.
Các nghiên cứu bây giờ đã chứng tỏ trẻ em có khả năng phát triển trí tuệ và học tập tốt hơn hay nhanh hơn chúng ta đã từng nghĩ. Đó cũng không phải là lý do con em chúng ta là phương tiện để chúng phải hy sinh làm vật thí nghiệm và lối giải tỏa cho tham vọng, sợ hãi, mặc cảm của chúng ta. Chúng ta có thể mong con không phải khổ cực trong mưu sinh như chúng ta, nhưng không nên biến chúng thành những đền bù cho những gì chúng ta chưa làm được
Thầy Phương cũng tâm sự trong phần giới thiệu sách:
“Quả là bất hạnh cho những đứa trẻ bị kéo căng hay gọt cụt trên chiếc giường Procrustes, trò chơi tàn bạo của tên cướp trong thần thoại Hy Lạp, để thực hiện những giấc mộng không thành của cha mẹ. Con cái của chúng ta không phải là cái nhà bên bờ hồ, chiếc xe bóng loáng mới nhập về, chiếc nhẫn kim cương, hay chuyến đi qua 6 nước châu Âu mà chúng ta thường khoe khoang trong các buổi giỗ tiệc, họp mặt gia đình hay bè bạn. Con cái không phải là Thượng Đế để chúng ta tôn thờ phục vụ, nhưng cũng không là tạo vật để chúng ta mặc tình chơi trò bóp nặn. Có một cái mà chúng ta có thể đã và đang thiếu, thì hãy giúp chúng có. Đó không phải là quyền lực, tiền bạc và danh vọng. Đó cũng không phải là bằng cấp, địa vị, hay tài sản. Đó là sự bình an trong tâm hồn, một tinh thần sáng suốt, trầm tĩnh và trong lành.”
Cuốn sách “Dạy con trong hoang mang “có 30 bài. Mỗi bài là những chủ đề thú vị vì mỗi bài là một góc nhìn của tác giả về vấn đề từ nhiều khía cạnh, tâm lý lẫn triết học, thường nghiệm lẫn nghiên cứu, văn chương lẫn khoa học với nỗ lực có một cái nhìn đa chiều chính là mục đích của tác giả.
“Chuyển hóa chính mình để giáo dục trẻ thơ” là triết lý chủ đạo của phương pháp mà TS Phương gợi ý. Phải chuyển hóa từ quan niệm của chính mình về bản thân, về cách đối xử của mình trong gia đình và con cái. “Dạy con trong hoang mang” thật sự là một cuốn sách cần đọc đối với các ông bố bà mẹ trẻ, hiện đại.
FB Đào Trung Thành
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment