Có một thứ được gọi là Results Only Work Environment (Môi trường làm việc chỉ cần biết đến kết quả). Gọi tắt là ROWE. Được sáng tạo ra bởi hai nhà tư vấn Hoa Kỳ, được áp dụng bởi nhiều công ty ở Bắc Mỹ. Trong ROWE, các nhân viên không có thời gian biểu. Họ đến nơi làm việc bất kỳ lúc nào họ muốn. Họ không cần phải có mặt ở văn phòng vào một thời gian nhất định, hoặc bất kỳ lúc nào. Họ chỉ cần phải hoàn thành công việc của mình. Họ hoàn thành công việc như thế nào, họ làm việc khi nào, họ làm việc ở đâu hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Các cuộc gặp mặt trong các môi trường làm việc như thế là không bắt buộc.

Vậy kết quả là gì? Hầu hết các trường hợp, năng suất được đẩy cao, cam kết của nhân viên tăng lên, sự hài lòng nhân viên cũng đi lên, tốc độ thay thế nhân viên đi xuống. Sự tự quản, sự tinh thông và mục đích. Đây là những khối đá xây dựng nên một đường lối làm việc mới. Trong số các bạn, một số người có thể sẽ nhìn điều này và nói, "Hmm, nghe được đấy. Nhưng điều này là điều không tưởng." Và tôi nói, "Không. Tôi có bằng chứng."

Giữa thập 1990. Microsoft bắt đầu một bộ bách khoa tên là Encarta. Họ đã gây dựng mọi động cơ thích hợp. Mọi động cơ thích hợp. Họ trả tiền cho những người chuyên nghiệp để viết và biên tập hàng nghìn bài viết. Các giám đốc quản lý được đền bù đầy đủ đã giám thị mọi thứ để chắc chắn rằng bộ bách khoa không vượt quá ngân sách và được hoàn thành đúng thời gian. Một vài năm sau một bộ bách khoa khác ra đời. Kiểu mẫu khác phải không? Làm chơi cho vui. Không ai được trả một xu, hoặc một Euro hoặc một Yên. Hãy làm vì bạn thích làm.

Giờ, nếu 10 năm trước các bạn đến gặp một nhà kinh tế học, bất kỳ ở đâu, Và nói, "Ê, tôi có hai kiểu mẫu để tạo ra một bộ bách khoa. Nếu chúng đối đầu nhau, kiểu mẫu nào sẽ thắng?" Vào 10 năm trước, các bạn sẽ không có cách nào tìm ra được một nhà kinh tế học tỉnh táo nào trên quả đất này chọn kiểu mẫu Wikipedia.

Có sự chênh lệch giữa những gì khoa học biết và những gì các doanh nghiệp làm. Và đây là những gì mà khoa học biết. Một: Các phần thưởng của thế kỷ 20, các động cơ mà chúng ta nghĩ là một phần tự nhiên của doanh nghiệp, có đem lại hiệu quả, nhưng chỉ trong một số ít trường hợp. Hai: Các phần thưởng nếu-thì đó thường hủy hoại tính sáng tạo. Ba: Bí quyết để đến với thành tính cao không phải là các phần thưởng hoặc sự trừng phạt, mà là động cơ bên trong mà chúng ta không nhìn thấy được. Động cơ để làm việc vì mục đích của chính mình. Động cơ làm việc bởi vì điều đó có ý nghĩa.

Và đây là phần hay nhất. Phần hay nhất đây. Chúng ta đã thừa biết điều đó. Khoa học đã xác nhận những gì chúng ta biết. Nên, nếu chúng ta sửa chữa lấy sự chênh lệch giữa những gì khoa học biết và những gì các doanh nghiệp làm, Nếu chúng ta mang động cơ của chúng, các khái niệm về sự khích lệ vào thế kỷ 21, nếu chúng ta vượt qua được cái tư tưởng lười biếng, nguy hiểm này về các củ cà rốt và các cây roi, chúng ta sẽ có thể củng cố lại các hoạt động kinh doanh, chúng ta sẽ có thể giải quyết được các câu đố về cây nến đó, và có thể, có thể, có thể chúng sẽ thay đổi được thế giới

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

 
CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP © 2017 - Sống là hạnh phúc
Top